Góc chia sẻ: 19 mức phí cần biết khi bắt đầu vận hành một doanh nghiệp

Để thành lập một doanh nghiệp, bên cạnh việc chuẩn bị kỹ càng về nguồn nhân lực, kế hoạch, chiến lược…thì doanh nghiệp còn cần phải chuẩn bị kinh phí để thực hiện các thủ tục khi thành lập một doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn thắc mắc rằng ngoài vốn điều lệ hay vốn pháp định (nếu có) thì doanh nghiệp có còn phải chi trả những khoản phí nào nữa không?

STT

THỦ TỤC

MỨC THU (VNĐ)

LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

1 Đăng ký Thành lập Doanh nghiệp 100.000/lần
2 Thay đổi nội dung Đăng ký Doanh nghiệp 100.000/lần
3 Cấp lại Giấy Chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp 100.000/lần
4 Công bố nội dung đăng ký Doanh nghiệp 300.000/lần
4 Cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh 50.000/hồ sơ
5 Thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh 50.000/hồ sơ
6 Cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Văn phòng đại diện 50.000/hồ sơ
7 Thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Văn phòng đại diện 50.000/hồ sơ
8 Cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Địa điểm kinh doanh 50.000/hồ sơ
9 Thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Địa điểm kinh doanh 50.000/hồ sơ

PHÍ CUNG CẤP THÔNG TIN DOANH NGHIỆP (1)

10 Cung cấp thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh 20.000/bản
11 Cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Cung cấp báo cáo tài chính các loại doanh nghiệp 40.000/bản
12 Cung cấp báo cáo tổng hợp về doanh nghiệp (2) 150.000/báo cáo
13 Cung cấp thông tin doanh nghiệp theo tài khoản từ 125 bản/tháng trở lên (3) 4.500.000 /tháng

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CON DẤU

14 Làm con dấu (4) Tùy thuộc vào về hình thức, số lượng con dấu và địa điểm làm con dấu.
15 Thông báo mẫu con dấu (5) Không nộp phí

KHÁC

16 Mua Chữ ký số (6) Tuỳ thuộc vào các nhà cung cấp và số năm ký hợp đồng mà chữ ký số
17 Kê khai, nộp lệ phí môn bài khi mới ra hoạt động kinh doanh cho Chi cục Thuế quản lý trực tiếp  (7) 1.000.000 – 3.000.000
18 Sử dụng hóa đơn điện tử (8) Tùy từng gói hóa đơn điện tử mà có mức giá khác nhau
19 Mở tài khoản ngân tùy từng ngân hàng (9) Tùy từng ngân hàng

GHI CHÚ:
(1) Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với trường hợp yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin doanh nghiệp.
(2) Cung cấp báo cáo tổng hợp về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
– Báo cáo tổng hợp về người thành lập, quản lý doanh nghiệp trong 03 năm;
–  Báo cáo tổng hợp về lịch sử doanh nghiệp trong 03 năm;
– Báo cáo tổng hợp về thông tin đăng ký doanh nghiệp mới nhất;
– Báo cáo thống kê về danh sách doanh nghiệp;
– Báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong 03 năm;
– Danh sách 100 doanh nghiệp theo yêu cầu;
– Các sản phẩm thông tin khác được xây dựng trên cơ sở chiết xuất, tổng hợp dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
(3) Cung cấp thông tin doanh nghiệp theo tài khoản: Là việc cung cấp thông tin doanh nghiệp cho một tài khoản được đăng ký trước tại Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh thuộc Cục Quản lý đăng ký kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khai thác và tổng hợp thông tin đăng ký doanh nghiệp với số lượng lớn, trong một thời gian dài.
(4) Hiện nay, thay vì phải đăng ký mẫu dấu với cơ quan Công an như trước đây thì doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong việc làm con dấu. Doanh nghiệp có thể tự khắc dấu hoặc đến cơ sở khắc dấu để làm con dấu. Vì vậy, tùy vào số lượng, hình thức hay địa điểm làm con dấu mà chi phí làm con dấu là không giống nhau.
(5) Doanh nghiệp khi làm con dấu lần đầu sau khi đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm trách nhiệm thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính và thực hiện đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại đây (chọn mục đăng ký qua mạng).
Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Thông báo mẫu con dấu trong công ty hoặc tham khảo bài viết Con dấu, quản lý và sử dụng con dấu.
(6) Ngay khi vừa thành lập, doanh nghiệp bắt buộc phải có chữ ký số của riêng minh để kê khai nộp thuế qua mạng. Có nhiều nhà cung cấp chữ ký số tại Việt Nam như Viettel CA, VNPT CA, FPT…mỗi nhà cung cấp sẽ có bảng giá tương ứng với thời hạn sử dụng của chữ ký số, doanh nghiệp có thể dựa trên thông tin của các nhà cung cấp để lựa chọn gói dịch vụ chữ ký số phù hợp với mình.
Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: Bạn đã hiểu hết về chữ ký số chưa?
(7) Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai, nộp lệ phí môn bài khi mới ra hoạt động kinh doanh cho Chi cục Thuế quản lý trực tiếp.
Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (sau đây gọi chung là Đơn vị phụ thuộc) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh; thì, doanh nghiệp thực hiện khai, nộp lệ phí môn bài cho các Đơn vị phụ thuộc đó với Chi cục Thuế quản lý trực tiếp của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng

3,000,000 đồng/năm

Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống

2,000,000 đồng/năm

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

1,000,000 đồng/năm

Quý thành viên có thể tham khảo công việc:  Khai, nộp lệ phí môn bài.
(8) Doanh nghiệp mới thành lập trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020, trường hợp cơ quan thuế thông báo thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử thì: cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế.
Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn tự in hoặc đặt in theo quy định.
Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Tạo Hóa đơn điện tử và bài viết: Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp từ 01/11/2020
Ngoài ra, Tổng cục Thuế sẽ cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không thu tiền đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; cá nhân kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp nêu trên) trong thời gian 12 tháng kể từ khi thành lập doanh nghiệp; Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của UBND tỉnh/thành phố trực thuộc TW và quy định của Bộ Tài chính (trừ Doanh nghiệp tại khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao).
(9) Tuy Luật doanh nghiệp 2014 không quy định rõ việc mở tài khoản ngân hàng là bắt buộc đối với doanh nghiệp khi thành lập nhưng trong quá trình hoạt động, việc có tài khoản ngân hàng là cần thiết và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong thanh toán, giao dịch, đặc biệt là giao dịch có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên.
Doanh nghiệp có thể liên hệ bất kỳ ngân hàng thương mại nào để mở tài khoản thanh toán của mình (tài khoản đứng tên doanh nghiệp).
Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: Cập nhật tài khoản ngân hàng vào thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Căn cứ pháp lý:
Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Thông tư 215/2016/TT-BTC.
Thông tư 130/2017/TT-BTC.
Nghị định 96/2015/NĐ-CP.
Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

Nguồn: Thư viện pháp luật.