BIM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT – FM (FACILITIES MANAGEMENT)

 BIM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT – FM (FACILITIES MANAGEMENT)

Hoàng Bảo Ngọc 60KTE
 

BIM TRONG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT

Ứng dụng của Mô hình hóa thông tin công trình – BIM không chỉ đem lại lợi ích cho các lĩnh vực như lĩnh vực Thiết kế, Xây dựng dân dụng mà còn cả trong lĩnh vực Xây dựng cơ sở vật chất. Trong một cuộc khảo sát gần đây bởi Viện Quản lý cơ sở vật chất của Anh (BIFM), cho thấy những lợi ích cũng như các rào cản trong quá trình triển khai công nghệ BIM, đặc biệt trong lĩnh vực Xây dựng cơ sở vật chất.
Ngoài những con số ấn tượng chỉ ra rằng phần lớn các doanh nghiệp và công ty đều tin vào triển vọng của BIM và kèm theo lời hứa sẽ sử dụng BIM trong tương lai, thì bên cạnh đó vẫn tồn tại những con số sau:
·        Chỉ có 39,8% kĩ sư được làm việc trực tiếp hoặc có kinh nghiệm trong những dự án sử dụng BIM
·        72% các nhà quản lý cơ sở vật chất vẫn chưa hiểu rõ BIM là gì?
·        67% số người phản đối về việc cho rằng ngành quản lý cơ sở vật chất đã được đầu tư, trang bị đầy đủ về cả kiến thức lẫn trang thiết bị, để luôn có thể sẵn sàng sử dụng BIM trong mọi dự án

LỢI ÍCH CỦA BIM

Qua cuộc khảo sát trên có thể thấy, mọi người đều biết rõ những lợi ích có thể mang lại của BIM trong công tác quản lý xây dựng cơ sở vật chất, tuy nhiên mức độ phổ biến của BIM chưa cao vì nó phản ánh qua số lượng người hiểu rõ về BIM còn khá ít ỏi. Từ đó, Viện Quản lý Cơ sở vật chất của Anh (BIFM) muốn giới thiệu những ưu điểm chính của BIM đến công chúng; để không những mức độ phổ biến của BIM được tăng lên, mà còn giúp cho những kĩ sư đang sử dụng công nghệ BIM vào dự án ngày càng tin tưởng và sẽ sử dụng BIM trong tương lai. Dưới đây là một số lợi ích chính của BIM dành cho FM:
·       Giúp hoạch định chiến lược về việc duy trì và quản lý tài sản.
Trực quan hóa cho khách hàng về tòa nhà và tài sản của họ.
Trực quan hóa cho nhân viên quản lý vận hành cho việc lập kế hoạch bảo trì cũng như các vấn đề sức khoẻ và an toàn.
Chuyển dữ liệu từ xây dựng sang CAFM và các công cụ phần mềm khác.

NHỮNG RÀO CẢN KHI TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG BIM

BIM vẫn là một công nghệ tương đối mới với công tác quản lý cơ sở vật chất. Để đưa BIM được sử dụng phổ biến hơn gặp khá nhiều cản trở:
·        Đào tạo và vấn đề liên quan đến tri thức: kiến thức của kĩ sư về BIM còn rời rạc, phải học nhiều các kỹ năng đặc biệt…
·        Chi phí software: chi phí mua bản quyền, nâng cấp hệ thống máy tính…
·        Rào cản có tính chất cơ cấu hệ thống và quy trình chung: các dự án xây dựng cũng như việc vận hành công trình có tính phức tạp ngày càng tăng

KẾT LUẬN

Mặc dù BIM đã được sử dụng rộng rãi nhưng rõ ràng BIM vẫn thường được sử dụng ở các đơn vị độc lập, không hỗ trợ được luồng thông tin lưu chuyển giữa tất cả các thành phần tham gia dự án. Hơn nữa, BIM không được ứng dụng phổ biến là vì chủ đầu tư và khách hàng có sự dè chừng với sự thay đổi khi sử dụng BIM do ngành công nghiệp xây dựng không dễ gì thay đổi quy trình là lí do thứ nhất; lí do thứ hai là các lợi ích tăng năng suất lao động và cắt giảm chi phí khi sử dụng BIM vẫn chưa đủ để làm nên thay đổi.
Tuy nhiên ta rõ ràng có thể thấy, công nghệ BIM đang có sức ảnh hưởng lớn đến tương lai, đặc biệt là trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra. Số lượng công trình được thiết kế sử dụng công nghệ này và số lượng người sử dụng BIM đã tăng vọt trong vòng vài năm qua và xu hướng này có khả năng tiếp tục trong tương lai. Tại Việt Nam hiện nay các công cụ BIM này cũng bắt đầu được sử dụng trong thiết kế trong đó phần mềm được biết đến nhiều nhất là REVIT MEP trong ngành cơ điện. Mong rằng Việt Nam trong tương lai sẽ ngày càng phát huy tính chủ động trong việc ứng dụng BIM, để nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, và giảm thiểu chi phí cho các chủ đầu tư cũng như những nhà quản lý cơ sở vật chất trong tương lai.