Tận dụng máy móc, thiết bị thi công thông qua công nghệ

Chủ tịch và đồng sáng lập ứng dụng EquipmentShare (Chia sẻ Thiết bị), ông Willy Schlacks chỉ ra rằng, trong quá trình thi công, các nhà thầu lớn đã chịu phát sinh thêm nhiều loại chi phí liên quan đến thiết bị của họ so với dự tính ban đầu. Schlacks đã có nhiều năm kinh nghiệm trong quản lý xây dựng – viễn tin (telematics) và có tên trong danh sách uy tín “20 under 40” của tạp chí Columbia Business Times.
Thông thường, nhà thầu thực hiện mua thiết bị và tạo doanh thu bằng cách sử dụng thiết bị đó, tương tự như một khoản đầu tư và có sự kỳ vọng về khả năng sinh lời. Nếu nhà thầu thấu hiểu kỹ lưỡng những chi phí có thể phát sinh, họ có thể đưa ra các quyết định hướng đến lợi nhuận tối ưu nhất. Khái niệm tưởng chừng hiển nhiên này lại thường không được các nhà thầu đưa ra xem xét trong quá trình ra quyết định mua bán thiết bị. Các nhà thầu chỉ tập trung vào giá mua của thiết bị – phần nổi của tảng băng – và mặc dù các chi phí ẩn khi sở hữu thiết bị đã được các nhà thầu nhắc đến, khó có khả năng đo lường được các chi phí này, cho đến ngày nay.
Các chi phí chìm Hai chi phí chìm chính là chi phí bảo trì và chi phí phát sinh do sử dụng dưới mức (underutilization). Chi phí bảo trì chiếm khoảng 1 – 2% giá trị máy móc hàng năm, nhưng con số này có thể đội lên đến 5 – 25% sau một vài năm sở hữu, điển hình là do hệ thống bảo trì kém hiệu quả.
Ví dụ, một thiết bị dưới điều kiện sử dụng thông thường nếu không được bảo trì sẽ gặp trục trặc thường xuyên hơn gấp đôi so với thiết bị được bảo trì, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công và lợi nhuận, dao động trong khoảng từ hàng ngàn đến hàng triệu đô la. Việc sử dụng dưới mức xảy ra khi các nhà thầu mua hoặc thuê nhiều thiết bị máy móc hơn mức cần thiết, mặt trái của việc giám sát sử dụng kém hiệu quả, những thiết bị này sẽ chỉ được đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn vào mỗi chu kỳ hoạt động. Một vài ước lượng cho thấy trung bình 70% thời gian máy móc thiết bị không được sử dụng đến. May mắn thay, các nhà thầu có thể giải trình được những chi phí ẩn này và cắt giảm chúng. Công nghệ đang làm thay đổi việc sở hữu tài sản và giảm thiểu chi phí liên quan đến máy móc, thiết bị.
Dưới đây là ba phương án hiện đại giúp nhà thầu tối đa hóa giá trị của mình:
1. Quản trị thiết bị viễn tin
Việc đầu tiên và quan trọng nhất nhằm giảm thiểu chi phí là sử dụng giải pháp quản trị thiết bị viễn tin, phương án duy nhất nâng cao công năng sử dụng, hiệu suất và phân tích chi phí cần thiết. Giải pháp viễn tin có thể chỉ ra chính xác vị trí của thiết bị, đường đi của thiết bị, thời gian sử dụng, lượng nhiên liệu tiêu thụ và liệu động cơ của thiết bị này có gặp sự cố hay không tại thời gian thực. Những thông tin này giúp gia tăng đáng kể hiệu quả sử dụng, cắt giảm phần lớn chi phí bảo trì không mong đợi, và đặc biệt là gia tăng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI).
2. Sử dụng hệ thống bảo trì phòng ngừa (preventive maintenance)
Với các thiết bị viễn tin được lắp đặt, nhà thầu có thể đưa vào sử dụng hệ thống bảo trì phòng ngừa được tự động hóa và kích hoạt bởi dữ liệu sử dụng thực tế. Phương pháp tiếp cận này đem lại rất nhiều lợi ích. Trước hết, nhà thầu sẽ không cần thực hiện các thủ tục kiểm tra bảo trì định kỳ. Kỹ thuật viên chỉ được triệu tập khi cần. Thêm vào đó, những sửa chữa cần thiết thường khá nhỏ do hệ thống giám sát đã bắt kịp các sự cố bảo trì trong quá trình vận hành thay vì kéo dài tình trạng đến khi chi phí bảo trì bị đội lên quá cao.
3. Tham gia vào nền kinh tế chia sẻ
Việc sử dụng không đúng mức được xem là chi phí cơ hội rất lớn đối với các nhà thầu, máy móc được sử dụng hiệu quả thường tạo ra 25% giá trị hàng năm so với giá mua ban đầu. Điều đó có nghĩa là nếu nhà thấu sở hữu một thiết bị chất lượng cao trị giá một triệu đô nhưng không được sử dụng, nhà thấu đó đã mất 250 ngàn đô lợi nhuận hàng năm. Được trang bị dữ liệu sử dụng cung cấp bởi hệ thống viễn tin, nhà thầu có thể hạn chế được sự mất giá trị này thông qua chia sẻ với các nhà thầu khác. Phương thức này không đòi hỏi nhà thầu cho thuê thiết bị số lượng lớn, thay vào đó cho phép họ liệt kê danh sách các thiết bị để những nhà thầu khác có thể lựa chọn. Khả năng thu được ROI liên tục không chỉ thay đổi cách thức cũng như lựa chọn mua bán, điều này còn cho phép họ sở hữu một tài sản được đảm bảo. Ví dụ, nếu nhà thầu muốn sở hữu một xe nâng cao 60 foot nhưng không đủ khả năng chi trả do nhà thầu này chỉ sử dụng thiết bị này hai tháng/năm, họ có thể sử dụng vốn vay để mua xe nâng này, sau đó cho thuê lại trong thời gian còn lại của năm. Xe nâng này không tạo ra dòng chi phí đối với nhà thầu, thậm chí nhà thầu còn có quyền sở hữu đối với thiết bị cộng thêm dòng tiền thu về. Sử dụng giải pháp viễn tin trong quản lý chi phí khiến cho công việc của nhà thầu diễn ra dễ dàng hơn. Hệ thống có giao diện phức tạp và đòi hỏi phải tìm hiểu quá kỹ lưỡng sẽ không phải là một lựa chọn đúng đắn. Hệ thống cần phải cung cấp dữ liệu nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động. Các nhà thầu cần thiết phải sử dụng giải pháp viễn tin. Bằng cách kết hợp các phương án này vào quản trị thiết bị, nhà thầu có thể đón nhận vô vàn cơ hội gia tăng hiệu quả hoạt động và doanh thu cho doanh nghiệp.