Bạn mong muốn trở thành nhà quản lý dự án? Dưới đây là 6 cách mà chỉ những nhà quản lý dự án mới có thể áp dụng để phát triển các kỹ năng cần thiết và xây dựng lộ trình phát triển sự nghiệp.
1. Mọi thứ đều là dự án
Bạn nên suy nghĩ và hành động như một nhà quản lý dự án thật sự. Nâng tầm các công việc bạn cần làm lên thành một dự án, chẳng hạn như việc lên kế hoạch tổ chức bữa tiệc trong công ty. Sử dụng luồng công việc, cấu trúc phân tích công việc, trách nhiệm và ma trận phân bổ, báo cáo phạm vi, danh sách yêu cầu và nhật ký rủi ro. Bạn sẽ ngạc nhiên về số lượng dự án mà bạn đang làm mỗi ngày.
2. Tự tạo ra cơ hội
Việc xây dựng và nuôi dưỡng lòng tin với cấp trên có thể đem lại cho bạn rất nhiều cơ hội. Khi còn trẻ, tôi đã đề xuất một dự án giúp cải thiện hoạt động kinh doanh của công ty. Vì đã tạo được lòng tin trước đó, ông chủ đã giúp tôi điều chỉnh phạm vi dự án phù hợp hơn với nhu cầu của các bên liên quan và sắp xếp cho tôi một buổi thuyết trình trước ban lãnh đạo công ty. Tôi đã có thể dẫn dắt dự án, việc này hoàn toàn nằm ngoài trách nhiệm chính của tôi. Cơ hội này đã giúp tôi trau dồi kinh nghiệm và đặt ra cho tôi những thách thức mới – nhưng tất cả sẽ không xảy ra nếu tôi không chủ động đề xuất dự án mới.
3. Nghiên cứu công việc
Tìm hiểu thông tin về những vị trí quản trị dự án chuyên nghiệp mà bạn mong muốn. Sau đó, nghiên cứu và trau dồi các kỹ năng cần thiết cho vị trí đó. Bạn cũng nên tiếp xúc với một vài đồng nghiệp để thu thập thêm những thông tin hữu ích.
4. Xin lời khuyên của chuyên gia
Bạn nên có những cuộc trao đổi với chuyên gia để được hướng dẫn cách phát triển kiến thức cũng như kinh nghiệm quản lý dự án. Những cuộc đối thoại như vậy mang lại cho bạn một nguồn thông tin cực kỳ giá trị. Các nhà quản lý dự án chuyên nghiệp có thể tư vấn cho bạn những vấn đề như phần mềm, công cụ nào là hữu ích, những kỹ năng nào thật sự cần thiết cho một nhà quản lý dự án hay cách trình bày kinh nghiệm quản lý dự án của bạn trong một cuộc phỏng vấn.
5. Làm việc tình nguyện cũng như tham gia nhiều các hoạt động xã hội khác
Quản lý dự án và làm tình nguyện viên dường như hỗ trợ cho nhau rất nhiều. Khi làm tình nguyện, bạn hãy cố gắng phụ trách ở vai trò leader. Trong quá trình điều hành và thực hiện các dự án, bạn sẽ tích lũy được rất nhiều kỹ năng và thái độ cần thiết cho 1 nhà quản lý như: giao tiếp, đàm phán, điều phối, xử lý tình huống,… đồng thời tạo được sức ảnh hưởng đối với mọi người. Sau khi hoàn thành dự án tình nguyện, bạn có thể yêu cầu người quản lý hoặc các thành viên trong nhóm nhận xét về kỹ năng quản lý dự án của bạn.
6. Nâng cao kiến thức, kỹ năng
Việc thi lấy các chứng chỉ như Chứng chỉ Quản lý Dự án (CAPM) ® hoặc chứng chỉ chuyên gia Quản lý Dự án (PMP) ® thể hiện sự nghiêm túc với công việc bạn đang đảm nhận. Bạn sẽ cần phải đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc vào việc này. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của PMI trên toàn thế giới, những người có chứng chỉ chuyên gia quản lý dự án đạt được mức thu nhập cao hơn gấp nhiều lần.
Tóm lại, hãy trở thành nhà quản lý dự án cho chính sự nghiệp của bạn. Việc chủ động phát triển kỹ năng và kinh nghiệm chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn.
Nguồn: Sưu tầm